Văn học cận đại Việt Nam – Thời gian nở rộ của nhà văn xuất chúng

Văn học cận đại Việt Nam là thời kỳ nở rộ của những áng văn hùng hồn, dũng cảm. Do ảnh hưởng của lịch sử và những chính sách đổi mới của đất nước mà các áng văn chủ yếu vẫn lấy đề tài yêu nước, ca ngợi Đảng và đấu tranh chống lại giai cấp bóc lột. Hãy cùng tìm hiểu về các tác giả nổi tiếng trong thời kỳ này và những tác phẩm nổi bật của họ nhé!

Thời kỳ của văn học cận đại Việt Nam

Thời kỳ văn học Việt Nam cận đại bắt đầu cũng là lúc mà đất nước ta đang dần có những chuyển biến và thay đổi. Với bối cảnh là một đất nước sau khi chiến thắng của cuộc cách mạng tháng 8 vang dội. Khi đó, nước ta phải đối mặt với nhiều thứ, vừa phải tích cực thay đổi, phát triển đất nước, vừa giữ vững độc lập dân tộc.

văn học cận đại Việt Nam
Văn học cận đại Việt Nam về làng quê, tinh thần yêu nước và đấu tranh vì dân tộc

 

Để có thể phát triển được đất nước thì phải phá bỏ những rào cản tư tưởng mà phong kiến để lại. Văn học đóng vai trò to lớn trong việc thay đổi suy nghĩ của quần chúng nhân dân. Từ đó mà quần chúng nhân dân tin vào Đảng và Bác Hồ. Do vậy mà nội dung sáng tác chính của thời kỳ này là những tác phẩm ca ngợi tình yêu tổ quốc, Đảng và cách mạng.

Top 8 nhà văn xuất sắc trong thời cận đại của văn học Việt Nam

8 nhà văn mà chúng tôi mới nói tới đây đều là những cái tên vô cùng quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam. Các tác phẩm của họ đem lại một dấu ấn về thời kỳ huy hoàng của nước nhà, bước ngoặt khiến cuộc sống hiện tại chúng ta trở nên hạnh phúc, đủ đầy.

1, Hoài Thanh

Bút danh Hoài Thanh chỉ là một trong số các bút danh của nhà văn Nguyễn Đức Nguyên (Văn Thiện, Thời Nhân, Le nhà quê). Là một người con xứ Nghệ, miền Trung. Ông đem tinh thần yêu nước, dân tộc thổi vào trong những bài báo, lời văn của mình.

Ông từ giữ chức vụ Tổng thư ký của Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam, chủ nhiệm Báo văn nghệ,…

văn học cận đại Việt Nam
Thi nhân Việt Nam – Tác phẩm nổi bật của Hoài Thanh

2, Phan Bội Châu

Phan Bội Châu là bút danh của tác giả Phan Văn San (1867-1940). Ông được biết đến như một nhà yêu nước với những tâm huyết giúp nước nhà ngày một phát triển. Ngoài viết văn, ông còn sáng tác thơ và hoạt động chính trị.

Tác phẩm tiêu biểu phải kể đến là Phan Bội Châu toàn tập (10 tập) với nội dung là kết tinh những tư tưởng, ý chí bảo vệ dân tộc, tư tưởng lớn mang tính thời đại.

3, Phạm Văn Ký

Trong sự nghiệp văn chương của mình, Phạm Văn Ký đã cho ra mắt nhiều tác phẩm. Các tác phẩm của ông không chỉ viết bằng tiếng Việt mà còn có cả tiếng Pháp. Cái tên của ông cũng là một người có tên tuổi trong văn học cận đại Việt Nam

Các tác phẩm nổi bật: Kiếm Hoa, Đánh mất cội nguồn (Perdre la demeure), Đường về nước,…

4, Thạch Lam

Các tập sách như Gió đầu mùa, Ngày mới, Sợi tóc, Nắng trong vườn,… đều là những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam).

văn học cận đại Việt Nam
Một tác phẩm của Thạch Lam

Tuy không phải gốc Hà Thành nhưng lại được sinh ra và lớn lên tại thủ đô cổ kính. Ông đã dành hết tình yêu cho nơi đây và sáng tác ra một tác phẩm bút ký có tính giá trị lịch sử cao – Hà Nội ba sáu phố phường.

5, Vũ Trọng Phụng

Hình ảnh Xuân tóc đỏ và những tác phẩm trong cuốn Số đỏ của Vũ Trọng Phụng chính là một bức tranh khắc họa rõ nét cuộc sống thời cận đại. Một cây bút tiêu biểu trong cả thời kỳ văn học cận đại Việt Nam nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung. 

6, Nguyễn Hiến Lê

Tuy các đề tài mà Nguyễn Hiến Lê viết không nói về cách mạng, kháng chiến cứu nước. Nhưng những tác phẩm về triết lý cuộc sống của ông vẫn khiến người đời kính trọng như: Đại cương văn học Trung Quốc, Sử ký Tư Mã Thiên, Hương sắc trong vườn văn,…. 

7, Ngô Tất Tố

Hình ảnh chị Dậu, anh Dậu và đàn con nheo nhóc trong tác phẩm Tắt đền hẳn không còn lạ lẫm gì với tất cả chúng ta. Tăm tối, nghèo đói, bần cùng là những gì mà Ngô Tất Tố muốn nói về thời kỳ này. 

văn học cận đại Việt Nam
Tắt đèn – tác phẩm xuất sắc của Ngô Tất Tố

Không còn là tinh thần yêu nước sáng chói, sự hi sinh vì độc lập, ông phơi bày hiện thực đất nước ta một cách trần trụi nhưng đầy thương cảm trong văn học cận đại Việt Nam.

8, Phạm Duy Tốn

Bắt đầu là một người thông dịch viên, Phạm Duy Tốn bắt đầu có niềm đam mê với nghiệp văn chương, Ông có các bút danh như Đông Phương Sóc, Thọ An, Ưu Thời Mẫn và là một 

Tác phẩm nổi bật: Sống chết mặc bay, Nước đời lắm nỗi, Bực mình hay câu chuyện thương tâm,..

Văn học cận đại Việt Nam quả thực đã xuất hiện nhiều nhà văn với suy nghĩ dũng cảm. Các tác phẩm của họ xứng đáng được lưu danh muôn đời để con cháu về sau mãi biết ơn vì sự hi sinh của những người hùng dân tộc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các tác phẩm văn học của những tác giả trên tại đây

1 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận