Nhà văn Tố Hữu là một trong những nhà văn viết về đề tài cách mạng hay nhất mọi thời đại. Ngoài làm văn, ông còn hoạt động chính trị sôi nổi với tình thần yêu nước bất diệt. Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời ông và tinh thần cách mạng cháy bỏng thông qua từng tác phẩm nổi bật của Tố Hữu.
Nội dung bài viết
Đôi nét về nhà văn Tố Hữu
Bên cạnh những tác giả lớn cùng thời như Tô Hoài, Nam Cao,… Nhà văn Tố Hữu là một trong những biểu tượng cho văn chương về cách mạng, đấu tranh bảo vệ dân tộc.
Tiểu sử
Tố Hữu là bút danh của tác giả Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Gia đình ông tuy không khá giả nhưng lại xuất thân là một nhà Nho lỗi lạc.
Từ nhỏ, nhà văn Tố Hữu đã được cha mẹ dạy cho nhiều bài thơ ca và biết làm thơ cổ từ bé. Thân là con út của gia đình, cha mẹ rất thương yêu nên đã cố gắng để ông được đi học. Năm 13 tuổi, ông theo học tại Trường Quốc học của Huế.
Được tiếp xúc với sách báo, lý luận chính trị, Tố Hữu gia nhập Đảng cộng sản và hoạt động cách mạng sôi nổi, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ông mất vào tháng 12 năm 2002.
(Tìm đọc về cuộc đời và các tác phẩm văn học của những tác giả cùng thời với Tố Hữu Tại đây)
Sự nghiệp văn học
Cuộc đời cách mạng nhiệt huyết và vẻ vang nhưng với mảng văn học, nhà văn Tố Hữu cũng dành một tình yêu vô cùng đặc biệt. Các tác phẩm của ông như là một cuốn sổ sách nhiều tập về hành trình của cách mạng.
Các tác phẩm của ông là cuộc đời cách mạng, là tình đồng chí, chiến hữu với nhau. Giọng thơ hùng hồn, đem theo một sức mạnh tinh thần mạnh mẽ mà vô hình bên trong.
Các bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu có thể kể đến như: Lượm, Việt Bắc, Gió lộng, Từ ấy, Việt Nam máu và hoa, Một tiếng đờn, Bác ơi, Khi con tu hú, Tiếng ru, Một khúc ca xuân, Năm xưa, Hai đứa trẻ, Em ơi… Ba Lan, Mẹ Tơm,…
(Tìm đọc những tác phẩm, tác giả viết về cách mạng, lòng yêu nước tại Thích sách)
Một vài tác phẩm nổi bật của nhà văn Tố Hữu
Mỗi một câu chữ trong tác phẩm của mình, Tố Hữu đều thổi vào đó tấm lòng sắt son của người chiến sĩ cách mạng. Nhưng các tác phẩm của ông cũng không kém dịu ngọt, thanh đạm, lại thấm sâu vào tâm trí người đọc, người nghe.
Từ ấy
Là tập thơ đầu tay của Tố Hữu nhưng nó lại là một tác phẩm có được tiếng vai lớn, khiến ông bén duyên hơn với văn học. Tập thơ được sáng tác trong khoảng năm 1937 đến 1946, gần 10 năm suy nghĩ và cân nhắc.
Khi bắt đầu sáng tác “Từ ấy”, nhà văn Tố Hữu mới chỉ 15 tuổi. Với độ tuổi này và sự tài hoa của mình, những áng thơ của ông đã lay động người đọc, khơi dậy một tinh thần cách mạng cháy bỏng trong lòng quần chúng nhân dân.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chiếu qua tim”
Việt Bắc
Nếu “Từ ấy” viết về cảm xúc của một cậu thiếu niên khi nhận ra được chân lý của Đảng thì “Việt Bắc” là hành trình bảo vệ tổ quốc, kháng chiến trường kỳ.
Tám năm gian khổ, ròng rã chiếu đất màn trời của lực lượng cách mạng đều được tái hiện qua những câu thơ. Những cảm xúc yêu nước, yêu tổ quốc hay cả những nỗi nhớ cha mẹ, quê hương thầm kín đều được viết lại.
Máu và hoa
Có thể nói thời gian sáng tác mỗi tác phẩm của nhà văn Tố Hữu đều rất dài. Những nó cũng đem lại cái “chất”, cái “vị” trong thơ ông. Máu và hoa, cái tên đã tóm gọn hành trình tìm lại độc lập cho dân tộc ta.
Mỗi bông hoa chúng ta đang có hiện tại, mỗi niềm vui và hân hoan ngày nay đều đổi bằng máu, nước mắt và gian khổ của những người chiến sĩ cách mạng. Đây là một khúc ca ca ngợi sự hi sinh và lý tưởng của chủ nghĩa.
Nhà văn Tố Hữu muốn dùng lời văn, lời thơ của mình để lên tiếng cho dân tộc. Vì có những người như ông mà chúng ta mãi nhớ ơn thế hệ người đi trước đã hi sinh vì một thế hệ sau được hòa bình, độc lập.